Khảo sát thủ pháp học chữ Hán của sinh viên tiếng Nhật

30th Dec 2019
SURVEY-RESEARCH-ON-KANJI-LEARNING-STRATEGIES-OF-JAPANESE-LEARNING-STUDENTS
Table of contents

Đối với người học tiếng Nhật, một trong những khó khăn là học chữ Hán. Số lượng chữ Hán và các từ cấu tạo từ những chữ Hán đó trong giảng dạy tiếng Nhật là trên 7000 từ với 2.500 chữ Hán. Ngoài ra, khi ghi nhớ chữ Hán người học cần ghi nhớ cả 3 yếu tố: cách viết, cách đọc (âm ON và âm KUN) và nghĩa. Vì vậy để ghi nhớ được chữ Hán, người học thường dùng nhiều thủ pháp. Nghiên cứu đã khảo sát 123 sinh viên năm thứ 3 Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội và xác định tần suất sử dụng các thủ pháp. Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát sự khác biệt trong việc sử dụng các thủ pháp của sinh viên nam và sinh viên nữ, của sinh viên có trình độ tiếng Nhật khác nhau (N1, N2, N3).

Văn hoá Nhật Bản

Trong phần điều tra khảo sát có phần tự luận nhằm tìm ra các thủ pháp học chữ Hán khác mà sinh viên sử dụng, ngoài các thủ pháp đã được liệt kê trong bản điều tra khảo sát. Thủ pháp có tần suất sử dụng cao là “Tra từ điển những chữ Hán mình không biết”, “Viết đi viết lại nhiều lần” và nhiều thủ pháp được sử dụng với tần suất cao có liên quan tới âm Hán Việt. Sự khác biệt về giới tính trong việc sử dụng các thủ pháp thể hiện trong việc các sinh viên nam hay dùng các thủ pháp liên quan tới thị giác, trong khi các sinh viên nữ có xu hướng cố gắng sử dụng chữ Hán khi viết và liên tưởng. Sinh viên hay sử dụng âm Hán Việt khi học chữ Hán. Tuy nhiên trình độ càng lên cao thì sự phụ thuộc vào âm Hán Việt càng ít đi.

Nhà xuất bản
ĐHQGHN
Năm xuất bản
2019
Bạn thấy bài viết này như thế nào?
0 reactions

Add new comment

Image CAPTCHA
Enter the characters shown in the image.

Related Articles

Phải mạnh tay với đối tượng nhập cảnh bất hợp pháp. Xử lý hình sự thật nghiêm tất cả, xử lý thật nhanh, phổ biến các bản án

Với hai ngày cuối tuần về với thiên nhiên, Tà Đùng là nơi để bạn tạm gác mọi muộn phiền của cuộc sống

Nhiều năm trước đây, những người dân tộc này kiếm sống bằng nghề cưa bom và lâm tặc, chặt rừng đốn gỗ, cưa thạch nhũ trong hang động