Campuchia mang tin tốt cho sông Mekong - ngừng XD thủy điện trên sông Mekong

20th Mar 2020
Table of contents

Việc Campuchia ngưng phát triển đập thủy điện trên sông Mekong trong 10 năm tới là một quyết định sáng suốt, đó là nhận định của thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện. Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết này.

Việc xây dựng đập Sambor và Stung Treng có ảnh hưởng lớn đến Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Vio71i Campuchia, hai đập này sẽ làm ảnh hưởng đến thủy sản tự nhiên của biển hồ Tonle Sap, nơi có khoảng 1,6 triệu người phụ thuộc vào nguồn thủy sản ở đây. Hai đập này cản trở đường di cư sinh sản của cá thì toàn bộ cá trắng ở Campuchia và ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không còn.

Thủy điện trên sông Mekong

Đập cũng sẽ ảnh hưởng đến thủy văn của hồ. Các đập này là đập dâng thì về lý thuyết trong những năm bình thường các đập này làm giảm đỉnh lũ và tăng dòng chảy mùa khô, do đó dòng chảy ngược vào hồ sẽ giảm vào mùa lũ, nghĩa là giảm dung tích của hồ.

Còn khi gặp những năm khô hạn, các đập này dù là đập dâng vẫn có thời gian lưu nước, làm chậm đường đi của nước thì sẽ làm khô hạn gay gắt phía hạ lưu đập (ở Campuchia và Việt Nam) càng gay gắt hơn.

Theo đánh giá môi trường chiến lược 11 đập dòng chính Mekong mà tôi tham gia năm 2009 thì trong tình huống năm khô hạn, mỗi đập trong 11 đập này có thể lưu nước từ 1,5 đến 18 ngày, tùy theo đập lớn nhỏ. Vậy nước qua chuỗi đập có thể bị chậm cả tháng. Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, nếu có hai đập này thì những năm khô hạn như năm nay làm mặn xâm nhập sẽ càng khốc liệt hơn.

Hai đập này sẽ càng làm giảm phù sa và cát về hạ lưu, gây gia tăng sạt lở bờ sông ở #Campuchia và sạt lở bờ sông, bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ đô Phnom Penh

Ngoài ra, đập Sambor tiềm ẩn một rủi ro thảm họa vỡ đập nguy hiểm. Theo thiết kế ban đầu, chiều cao từ chân lên đỉnh đập là 56m, ngang 18km, chắn ngang toàn bộ dòng sông, diện tích lòng hồ phía trên đập là 620km2, chứa nước ở cao trình 40m trên mực nước biển. Nếu được xây dựng, đây là một khối nước treo lơ lửng phía trên thủ đô Phnom Penh và Đồng bằng sông Cửu Long.

Giả sử có tình huống vỡ đập dây chuyền từ thượng nguồn, mà nỗi lo này không phải không có cơ sở vì đập thủy điện Xayaburi nằm trên vết đứt gãy địa chất, gọi là đường đứt gãy Điện Biên, dễ bị động đất. Nếu đập trên bị động đất vỡ thì đập kế tiếp vỡ, theo dây chuyền, đến Sambor sẽ tiếp tục vỡ. Khối nước khổng lồ ùa xuống sẽ là thảm họa khó lường cho cả Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo tôi, việc hoãn phát triển thủy điện trên sông Mekong trong 10 năm của Campuchia cũng đồng nghĩa với hủy vì trong 10 năm tới khuynh hướng năng lượng khác thay thế sẽ phát triển mạnh, thủy điện không thể cạnh tranh với các nguồn năng lượng thay thế khác nên coi như Campuchia hủy các dự án này.

Hai đập ở Campuchia hoãn như thế thì đỡ lo cho Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng các đập ở Lào vẫn tiến hành. Tôi cho rằng các nhà đầu tư quyết định đổ tiền vào thủy điện dòng chính Mekong là rất rủi ro. Ngoài việc gây ảnh hưởng tiêu cực lên toàn bộ dòng sông thì trong bối cảnh biến đổi khí hậu, vấn đề nước thất thường như vậy thì đầu tư vào thủy điện Mekong khó hoàn vốn.

Đầu tư vào thủy điện là đổ ra số tiền rất lớn ngay bây giờ và thu hồi trong khoảng 25 năm, nhưng từ đây tới đó thủy điện sẽ càng thoái trào, khó cạnh tranh với năng lượng khác thì nhà đầu tư có thể bị lỗ nặng. Trong khi đó, hàng chục triệu người dân các quốc gia vùng Mekong bị ảnh hưởng nặng nề.

Khuyến nghị từ Nhật

Ông Victor Jona, quan chức cấp cao Bộ Khai mỏ và năng lượng #Campuchia, cho biết nước này sẽ không phát triển các đập thủy điện mới trên sông Mekong trong vòng 10 năm tới. "Trong kế hoạch 10 năm tới, từ năm 2020 tới 2030, chúng tôi không có kế hoạch phát triển đập thủy điện trên sông Mekong" - Hãng tin Reuters dẫn lời ông Jona tiết lộ hôm 18-3.

Ông Jona tiết lộ chính quyền Campuchia đưa ra quyết định trên theo khuyến nghị của một nghiên cứu do các nhà tư vấn Nhật thực hiện.

Theo tư vấn của người Nhật, Campuchia nên phát triển các nguồn năng lượng khác, trong đó bao gồm điện than, khí thiên nhiên và năng lượng mặt trời hoặc nhập khẩu năng lượng từ các nước láng giềng.

Theo Reuters, thiếu điện là một vấn đề lớn của #Campuchia. Năm 2019 là năm Campuchia bị thiếu điện trên diện rộng do nhu cầu về năng lượng tăng đột biến liên quan đến bùng nổ hoạt động xây dựng các dự án do Trung Quốc đầu tư.

Chỉ 48% điện của Campuchia từ nguồn sản xuất trong nước. Năm ngoái, #Campuchia nhập khẩu 25% điện năng từ Việt Nam và Thái Lan.

Ông Brian Eyler, Trung tâm nghiên cứu Stimson Center tại Washington (Mỹ), cho biết: "Đây là một tin tốt đối với sông Mekong. 10 năm đủ để mang lại một vũ trụ hoàn toàn khác biệt về sản xuất năng lượng, mà trong đó năng lượng tái tạo đầy đủ khả năng cạnh tranh cũng như sự sẵn có của những nguồn năng lượng thay thế khác. Giá như Lào cũng đi theo con đường này".

Bạn thấy bài viết này như thế nào?
0 reactions

Add new comment

Image CAPTCHA
Enter the characters shown in the image.
1. Thế giới bạn không bước vào được thì đừng cố chen vào, làm khó người khác, lỡ dở mình, hà tất chứ?
2. Đôi khi, không cẩn thận biết một số chuyện, mới phát hiện ra rằng những điều bản thân để tâm lại nực cười đến thế.
3. Đừng bao giờ thay đổi mình vì người khác. Nếu họ không thể tiếp nhận một con người nhiều điểm xấu là bạn, thì cũng không xứng để có được một con người với nhiều điểm tốt là bạn.

Related Articles

Vịt Cổ Lũng: Vịt Cổ Lũng nổi tiếng là bởi xương nhỏ, thịt nhiều nạc, thơm ngon khó loại vịt nào ở đâu sánh bằng.

Khởi đầu tuần mới thêm rộn ràng với ưu đãi "ĐI 4 TRẢ 2" và thỏa thức thưởng thức thực đơn gọi món không giới hạn với những món

Nếu vậy thì còn chần chờ gì mà không xách ba lô và đi đến vùng đất xinh đẹp này để tránh nóng ngay thôi!

Không cần đi xa, tận hưởng ngày nghỉ ngay tại Sài Gòn thân thương với kỳ nghỉ thoải mái tại Renaissance Riverside Hotel Saigon.

Truyền thống của những phụ nữ dân tộc Thái, những mặt hàng được những người nông dân làm ra, đơn sơ nhưng phong phú.