Tham mưu trưởng đoàn chuyên gia quân sự Soviet BCTLPK
13th Dec 2019Ảnh từ bộ sưu tập cá nhân của thiếu tướng Antonov Evgheny Mitrofanovich.
Việt Nam năm 1970. Tham mưu trưởng đoàn chuyên gia quân sự Soviet BCTLPK và chuyên gia quân sự bên cạnh Tham mưu trưởng QCPKKQ QDNDVN đại tá Antonov Evgheny Mitrofanovich (đứng giữa) với các bạn chiến đấu Việt Nam: bên phải - trưởng ban PK phòng liên lạc đối ngoại BTTM QDNDVN thiếu tá Hồ Quang Tịnh.
Có thể bạn chưa biết.
QUÂN ĐỘI BẮC TRIỀU TIÊN THAM GIA CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Binh sĩ Nam Hàn chiến đấu tại Việt Nam đã được nói đến nhiều nhưng ít người biết rằng Bắc Triều Tiên cũng có pháo binh và không quân tham gia vào chiến tranh Việt Nam.
Năm 1965 Bắc Triều Tiên đã gửi một phi đội máy bay chiến đấu cho Miền Bắc Việt Nam để dự phòng cho trung đoàn không quân 921 và 923 bảo vệ Hà Nội. Họ ở lại qua năm 1968, 200 phi công đã được báo cáo có phục vụ. Ngoài ra, ít nhất là hai trung đoàn pháo binh phòng không cũng được gửi đến.
Từ năm 1966 đến đầu năm 1969, không quân Triều Tiên bắn rơi 26 chiếc máy bay Hoa Kỳ.
Có 12 sĩ quan và 2 chiến sĩ của quân đội Bắc Triều Tiên tử trận, chôn cất tại đỉnh đồi Rừng Hoàng (xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang).
Tháng 6/2002, Bắc Triều Tiên đã cử đoàn công tác sang đưa hài cốt những người lính trở về.
Ngày 28/9/2018 Việt Nam khai quật và tìm kiếm được nhiều di vật đi cùng hài cốt của hai phi công trên chiếc MIG-21U tại vị trí ở độ cao 1.200m, cách đỉnh núi Tam Đảo 130m, căn cứ vào kích thước, đặc điểm của di vật, đoàn tìm kiếm nhận định đây là di vật của Đại úy Yuri Poyarkov - phi công người Liên Xô.
Hơn 60 năm trước, theo đề nghị của Đảng và Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Trung Quốc lần lượt cử 320 nghìn quân tình nguyện Trung Quốc đến giúp đỡ và chiến đấu ở Việt Nam. Hơn 1.400 cán bộ và chiến sĩ Trung Quốc hy sinh tại Việt Nam. Trong đó, 49 liệt sĩ được an táng tại Nghĩa trang Gia Lâm (Hà Nội).
Tháng 4 năm 1950, Vi Quốc Thanh được Lưu Thiếu Kỳ cử đến Việt Nam đứng đầu Nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc Quốc gồm 281 người, để giúp đỡ Việt Minh chống Pháp, ông ở Việt Nam cho đến tháng 9 năm 1955.
Tháng 6 năm 1954, Vi Quốc Thanh tham dự Hội nghị Geneva năm 1954 về Đông Dương cùng với Thủ tướng Chu Ân Lai trong phái đoàn Trung Quốc.
Từ năm 1955, Vi Quốc Thanh trở về Trung Quốc giữ chức Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Từ năm 1973 đến 1985 ông là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Add new comment