Nghệ sĩ Sài gòn xưa - Thanh Nga và Thanh Lan
13th Dec 2019Thanh Nga có lẽ là một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng nhất đến đời sống nghệ thuật phía nam thập niên 60 – 70 của thế kỉ trước. Sinh ra trong một gia đình truyền thống nghệ thuật, Thanh Nga sớm khẳng định được tài năng của mình và được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.
Trong suốt thời gian hoạt động nghệ thuật, Thanh Nga đã đảm nhận vai chính trong hàng trăm vở cải lương, ca cổ, tham gia hàng chục bộ phim điện ảnh. Nét đẹp sang trọng, quý phái và đậm chất Á Đông của bà luôn khiến khán giả phải trầm trồ khen ngợi.
Những đêm nhạc hay bộ phim có bà tham gia đều cháy vé chỉ trong tích tắc. Thanh Nga trở thành cái tên sáng giá, là nữ nghệ sỹ tài sắc vẹn toàn bậc nhất trong làng nghệ thuật miền Nam, là báu vật của sân khấu Sài thành thời gian đó.
Tuy sở hữu nhan sắc "chim sa cá lặn" cùng tài năng bậc nhất vùng đất phía Nam nhưng NSƯT Thanh Nga lại gặp nhiều lận đận trong đời sống riêng tư. Bà qua hai lần đó. Cuộc hôn nhân lần thứ hai với ông Phạm Duy Lân, một luật sư danh tiếng tưởng như được viên mãn bên cậu con trai nhỏ Phạm Duy Hà Linh thì một biến cố lớn ập tới.
Ngày 26/11/1978, bà và chồng bị sát hại trên đường từ sân khấu về nhà. Sự ra đi của NSƯT Thanh Nga để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người hâm mộ. Gần 40 năm trôi qua, nhắc tới danh hiệu “Nữ hoàng sân khấu”, vẫn chưa ai thay thế được vị trí của NSƯT Thanh Nga trong lòng công chúng.
Những đêm nhạc hay bộ phim có bà tham gia đều cháy vé chỉ trong tích tắc. Thanh Nga trở thành cái tên sáng giá, là nữ nghệ sỹ tài sắc vẹn toàn bậc nhất trong làng nghệ thuật miền Nam, là báu vật của sân khấu Sài thành thời gian đó.
Tuy sở hữu nhan sắc "chim sa cá lặn" cùng tài năng bậc nhất vùng đất phía Nam nhưng NSƯT Thanh Nga lại gặp nhiều lận đận trong đời sống riêng tư. Bà qua hai lần đó. Cuộc hôn nhân lần thứ hai với ông Phạm Duy Lân, một luật sư danh tiếng tưởng như được viên mãn bên cậu con trai nhỏ Phạm Duy Hà Linh thì một biến cố lớn ập tới.
Ngày 26/11/1978, bà và chồng bị sát hại trên đường từ sân khấu về nhà. Sự ra đi của NSƯT Thanh Nga để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người hâm mộ. Gần 40 năm trôi qua, nhắc tới danh hiệu “Nữ hoàng sân khấu”, vẫn chưa ai thay thế được vị trí của NSƯT Thanh Nga trong lòng công chúng.
Thanh Lan: Tiếng hát xôn xao mộng tình đầu
Ca sĩ Thanh Lan tên thật là Phạm Thái Thanh Lan; Phạm là họ cha, Thái là họ mẹ. Sanh tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, rồi ra Hà Nội, rồi di cư vào Sài Gòn sau tháng 7 năm 1954. Theo tư liệu của nhà báo Hà Đình Nguyên thì ông ngoại của cô là cụ Thái Nguyên Đào, từng là hiệu trưởng trường Petit Lyceé Thanh Hóa (năm 1940) và là một thuộc quan của Bộ Học (triều Nguyễn). Cậu của Thanh Lan chính là ông Thái Thúc Nha – chủ hãng phim Alpha đình đám một thời.
Sanh trưởng trong một gia đình học thức, khá giả nên từ nhỏ, Thanh Lan đã được gia đình cho vào Sài Gòn, theo học trường Tây. Thời tiểu học, cô học trường Saint Paul - một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái những gia đình quý tộc Sài Gòn nằm trên đường Cường Để (Tôn Đức Thắng bây giờ). Chính tại đây, cô đã được các sơ dạy hát và học đàn piano.
Lúc 9 tuổi được cho đi học đàn dương cầm với các bà sơ rồi học với bà vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh rồi nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi.
Về sau, nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi đã giới thiệu và gởi gắm Thanh Lan đến ban nhạc Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức. Giọng hát vui tươi, tràn đầy sức sống của Thanh Lan gây được sự chú ý và làm hài lòng ông thầy khó tính. Bầu Nguyễn Đức cho cô thu âm bài Vui Đời Nghệ Sĩ (Văn Phụng) phát trên đài. Cái chất giọng nhỏ nhẹ, tròn rõ, trong trẻo ấy cuốn hút đến nỗi ban biên tập ở đài đã mời cô phụ trách mục trả lời thư và các bài sưu tầm giới thiệu danh nhân.
Cũng cần nói thêm, khi ấy, "lò" (trung tâm đào tạo ca sĩ, nghệ sĩ) của nhạc sĩ Nguyễn Đức là một trong những lò có tiếng vang (cùng với "lò" Tùng Lâm) tạo dựng tên tuổi cho hàng loạt ca sĩ nổi tiếng có nghệ danh bắt đầu từ chữ "Phương": Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Quế… So với những ca sĩ chuyên hát dòng Boléro này thì Thanh Lan vào nghề trễ hơn, vì thế mà cô có lợi thế hơn là được tiếp cận với trào lưu nhạc trẻ đang tràn vào miền Nam.
Năm lớp 11, khi ấy Thanh Lan đang theo học trường Marie Curie – cô gia nhập ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà – ban nhạc đầu tiên có khuynh hướng Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn. Rời ban văn nghệ Việt Nhi, Thanh Lan gia nhập đoàn văn nghệ học sinh – sinh viên Nguồn Sống. Ở đây, cô thường hát dân ca và nhạc tiền chiến cùng các bạn sinh viên học sinh.
Hồi nhỏ thích nghe nhạc ngoại quốc, đã thích Connie Francis, Johnny Mathis và thích xem phim ảnh .
Vào ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức lúc 12 tuổi và lần đầu được hát đơn ca trên đài phát thanh Sài Gòn bản Vui Đời Nghệ Sĩ ( Văn Phụng ), đó là kỷ niệm đầu đời của tiếng hát Thanh Lan.
Học trường Pháp Saint Paul rồi vào trường Marie Curie. Năm Đệ Tam, Thanh Lan tham gia vào dòng sinh hoạt ca nhạc với đoàn Sinh Viên Học Sinh Nguồn Sống đi trình diễn ở các trường đại học, các quân trường qua các bản dân ca như Ngồi Tựa Song Đào, hát Trống Quân, các bản hợp ca như Trường Ca Con Đường Cái Quan, Hội Trùng Dương…
Yêu ca hát nhưng Thanh Lan vẫn đeo đuổi việc học và tốt nghiệp đại học Văn Khoa Sài Gòn ban Văn Chương Anh năm 1974.
Nhờ sinh hoạt trong ban Nguồn Sống mà Thanh Lan được nhiều nhạc sĩ trên đài phát thanh và truyền hình Sài Gòn thuở đó biết tới và mời cộng tác. Và từ đó Thanh Lan dần dần nổi tiếng trong giới ca nhạc.
Bài hát xuất hiện đầu tiên trên đài truyền hình Sài Gòn năm 1967 lúc còn màu đen trắng là bản Chiều Tưởng Nhớ của nhạc sĩ Lan Đài "Chiều đi lặng lẽ, thương nhớ muôn bề, khi người yêu xa vắng, nhạc thu chưa thấy về".
Kế tiếp Thanh Lan cộng tác với Đêm Vô Tuyến của Lê Hoàng Hoa và bản nhạc ngoại quốc đầu tiên chị hát bằng tiếng Pháp là Quand Le Soleil Etait La (Cuando Calienta El Sol), sau này được dịch lời Việt là (Yêu Em Bằng Cả Trái Tim).
Ngoài ra, Thanh Lan hát tại các Đại hội Nhạc Trẻ cùng ban nhạc Dreamers của các con nhạc sĩ Phạm Duy.
Năm 1969, Thanh Lan có mặt trong phái đoàn văn nghệ của Việt Nam Cộng Hòa đi trình diễn Âu Châu cho các du học sinh Việt Nam. Trở về nước nhạc sĩ Y Vân mời chị hát thu băng cho trung tâm của ông là Mây Hồng, bắt đầu cho sự nghiệp thu âm của mình như là một ca sĩ chuyên nghiệp.
Năm 1970, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương giám đốc trung tâm Tú Quỳnh thực hiện một cuốn băng tiếng hát Thanh Lan - Hát Cho Tình Yêu và Tuổi Trẻ. Đây là một vinh dự vì lần đầu Thanh Lan được mời hát nguyên một cuốn chỉ riêng tiếng hát một ca sĩ. Trong cuốn băng này có những ca khúc Việt Nam nổi tiếng và một vài bản nhạc ngoại quốc như Love Story, One Day…
Nhạc sĩ Ngọc Chánh trung tâm ShotGuns thực hiện cho Thanh Lan cuốn Nhạc Trẻ 6 cũng chỉ một tiếng hát của chị toàn nhạc Pháp. Rồi nhạc sĩ Anh Việt Thu thực hiện cuốn Thanh Lan- Tiếng Hát Xôn Xao Mộng Tình Đầu với 18 bản tình ca.
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thực hiện cho Thanh Lan một cuốn riêng gồm những nhạc phẩm của ông vào cuối năm 1974; nhưng vì vào thời điểm chiến tranh cao độ cho nên cuốn băng này ít người biết đến.
Là ca sĩ nhưng Thanh Lan chỉ trình diễn trên đài phát thanh, đài truyền hình, các nơi công cộng và thu băng mà không hát ở vũ trường. Được hỏi lý do tại sao thì câu trả lời là không thích.
Dấu ấn đi cùng tiếng hát Thanh Lan là bản Gọi Người Yêu Dấu của nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm chép tay tặng và chị là người thu băng đầu tiên bản này trong băng nhạc Shotguns và đưa bản nhạc nổi tiếng.
Bản Giọt Nước Mắt Ngà ( Ngô Thụy Miên), Thanh Lan thu băng cuối năm 1974 trong cuốn Tình Khúc Ngô Thụy Miên 1 và rất được ưa thích.
Về nhạc ngoại quốc thì hai bản Em Đẹp Nhất Đêm Nay ( La Plus Belle Pour Aller Danser) và Đêm Tân Hôn ( Oui Devant Dieu) làm cho Thanh Lan nổi tiếng một thời Sài Gòn trước năm 1975.
Báo chí Sài Gòn thời đó cũng đã khen Thanh Lan hát bản Đố Ai, Con Đường Tình Ta Đi ( Phạm Duy ), Chân Trời Tím ( Trần Thiện Thanh). Riêng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng đã mời chị hát bản Dấu Giày In Trên Cát, Ô Kìa Đời Bỗng Dưng Vui, Tạ Tình trên đài truyền hình và giúp cho mấy bài hát này bán chạy.
Năm 1973, Thanh Lan qua Nhật dự thi liên hoan ca nhạc và hát bản Tuổi Biết Buồn của Ngọc Chánh và Phạm Duy được vào chung kết . Sau đó chị được một hãng đĩa Nhật mời thu băng 2 ca khúc Đừng Phá Vỡ Ân Tình( Nhạc Nhật) và Tuổi Mộng Mơ ( Phạm Duy) bằng tiếng Nhật.
Báo chí Sài Gòn đặt cho Thanh Lan là "ca sĩ tháp ngà" và báo Trắng Đen cuối năm 1974 tặng Giải Kim Khánh với danh hiệu "Nữ tài tử đẹp nhất Sài Gòn", và cũng có mỹ danh là "người tình của những người lính trận".
Ngoài ca hát, Thanh Lan có đóng kịch cùng với ban kịch Linh Sơn diễn chung với Vũ Huyến, ban kịch Vũ Đức Duy đóng chung với Lê Tuấn. Hồi còn bé chị đã diễn vai một em bé trong ban kịch của Kiều Hạnh trên đài phát thanh Sài Gòn.
Thanh Lan bước vào điện ảnh với phim Tiếng Hát Học Trò đạo diễn Thái Thúc Nha năm 1970, phim Gánh Hoàng Hoa, Xin Đừng Bỏ Em ( đạo diễn Lê Mộng Hoàng), phim Lệ Đá ( đạo diễn Võ Doãn Châu), Phim Yêu, Ngọc Lan ( đạo diễn Đỗ Tiến Đức). Phim cuối cùng chị đóng tên là #10 Blues- Goodbye Saigon do một đạo diễn Nhật quay đầu năm 1975, mà mãi đến năm 2013 mới phát hành và có mời Thanh Lan sang dự liên hoan phim các nước Á Châu tại Kukuoka, nước Nhật.
Một kỷ niệm đáng nhớ là lúc đóng vai bị thương máu me đầy mình nằm trên đất, khóc nức nở. Đoạn phim đã quay xong nhưng có một em bé trong số khán giả hiếu kỳ đứng bên ngoài xem vẫn còn khóc, có lẽ là em bị thu hút bởi cái vai diễn sống động này, và Thanh Lan phải tới vỗ về cho em hết xúc động. Hình ảnh em bé đó lởn vởn tâm tư và đến hôm nay chị vẫn thắc mắc là số phận em bé giờ ra sao.
Sau khi Sài Gòn thất thủ vào cuối tháng 4 năm 1975 thì Thanh Lan đã có một thời gian đi hát cho các đoàn ca nhạc của Tùng Lâm, Duy Ngọc ở các tỉnh miền Nam. Đa số ca khúc chị hát là dân ca vì đã từng diễn thời sinh viên.
Có một lần theo đoàn Kim Cương ra Hà Nội vào năm 1977, khán giả phải mua vé chợ đen để nghe ca nhạc sĩ Sài Gòn trình diễn, họ chen lấn làm sập cánh cửa rạp hát.
Thanh Lan hát nhạc Pháp được những người trí thức lớn tuổi đã từng hấp thụ nền văn hóa Pháp tại miền Bắc yêu thích. Họ bảo rằng trước năm 1975, họ đã từng nghe lén Thanh Lan hát qua Radio.
Một đêm chị hát bản Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong thì có một bà cụ tóc bạc phơ bước lên sân khấu ôm chị và khóc nức nở. Có lẽ bài hát này là kỷ niệm của bà cụ thời thanh xuân và sau mấy chục năm mới được xem và nghe lại cho nên cảm động.
Thanh Lan là ca sĩ vượt biên mấy lần và bị bắt vào tù rất cực khổ. Có những đêm nằm trong trại tù, nền đất, mưa ướt cả người, lạnh và đói. Và chị bị cấm hát vì tội vượt biên trong một thời gian dài.
Cuối thập niên 80, một số khán giả ái mộ Thanh Lan từ Mỹ về Việt Nam và thực hiện cho chị một cuốn băng hình tên là Vườn Hồng Kỹ Nữ, có số bán kỷ lục thời đó.
Cuối năm 1993, Thanh Lan được mời sang Hoa Kỳ dự buổi ra mắt phim Tình Người của đạo diễn Lê Tuấn và chị tìm cách ở lại bằng cách xin tị nạn chánh trị.
Thu hình cho nhiều trung tâm băng nhạc ở hải ngoại, thu âm và có thực hiện một cuốn Video cho riêng mình tên là Trong Nắng Trong Gió năm 1999 khá thành công. Bài hát mới đầu tiên ở hải ngoại là bản Yêu Thầm của nhạc sĩ Lam Phương.
Thanh Lan tiếp tục đóng kịch trong các vở Lôi Vũ, Thành Cát Tư Hãn với các ban kịch tại Quận Cam.
Ngoài ca hát, đóng phim, đóng kịch, Thanh Lan còn làm thơ và sáng tác ca khúc. Chị đã xuất bản một tập thơ và phát hành một cuốn băng Tình khúc Thanh Lan.
Trong một tờ báo Xuân ở Sài Gòn thập niên 2000, một ký giả ở trong nước khi bàn về những giai nhân của đất Sài Gòn đã liệt kê ra tên Cô Ba Trà, Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga và có tên Thanh Lan trong đó.
Nhìn lại quãng đời nghệ thuật, Thanh Lan cảm nhận rằng thời trước năm 1975 thì hồn nhiên và thành đạt, nhưng thời Cộng Sản thì đau khổ cũng nhiều. Chị đã bị bắt vì tội vượt biển và vào tù mấy lần. Có những đêm nằm trên nền đất, mưa ướt và lạnh và đói rất cực khổ. Những thăng trầm đó cho Thanh Lan kinh nghiệm sống phong phú và những cảm xúc để diễn đạt những vai tuồng hay và những bài hát đầy xúc cảm sau này.
Một cuộc phỏng vấn với ca sĩ Thanh Lan do đài Truyền Hình Văn Nghệ Việt Nam (Ở California) trên International Channel Network vào cuối năm 1993, khi Thanh Lan mới đặt chân đến Hoa Kỳ: https://www.youtube.com/watch?v=VxjGPCqsSrE
Hoặc cuộc phỏng vấn xem tại
>>> Phỏng vấn ca sĩ Thanh Lan cuối năm 1993
Sưu tầm từ nhiều nguồn.
Add new comment