Lịch sử hình thành và phát triển Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông (tiếp theo)
15th Dec 2019Ngày 3/10/1865, Pierre Rose ra lệnh quy hoạch lại Sài Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Toàn bộ quy hoạch chỉ còn rộng khoảng 3 km².
Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn Quyền, được Pháp thiết kế và huy động nhân công xây dựng. Sau 2 năm người Pháp xây dựng và cải tạo, khu quy hoạch rộng khoảng 3 km² nói trên đã hoàn toàn thay đổi.
Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình Châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như:
Dinh Thống Đốc, Nha Giám Đốc Nội Vụ, Tòa Án, Tòa Thượng Thẩm, Tòa Sơ Thẩm, Tòa Án Thương Mại, Tòa Giám Mục,... Nam Kỳ Lục tỉnh là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định.
Vào năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa.
Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban Thành Phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên; đứng đầu là viên Thị trưởng người Pháp tên là Charles Marie Louis Turc (1867–1871). Cho tới nửa đầu thập niên 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định.
Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn.Đứng đầu là viên Thị Trưởng người Pháp, đầu tiên là G. Vinson (1874 –1876).
Đến năm 1879 thì Pháp cho lập thêm Hội đồng thành phố Sài Gòn (hay đúng ra là Ủy hội thành phố – Commission municipale).
HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG:
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương, được thực dân Pháp mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông ("la perle de l'Extrême-Orient") hoặc một Paris nhỏ ở Viễn Đông ("le petit Paris de l'Extrême-Orient") trong số các thuộc địa của Pháp.Trước đó, thực dân Anh đã chiếm Ấn Độ và gọi nước này là "hòn ngọc trên vương miện của Nữ Hoàng Anh", vì vậy Pháp đặt ra danh xưng này cho Sài Gòn để tỏ ý muốn cạnh tranh việc xâm chiếm thuộc địa với đối thủ Anh.
Tuy được Pháp gọi là "Hòn Ngọc Viễn Đông", nhưng thực ra thời ấy Sài Gòn rất nhỏ, chỉ cần đi xa 20 km là có thể săn thú rừng. Theo quy hoạch của Pháp, Sài Gòn khi đó chỉ rộng khoảng 3 km²; gần bằng một nửa Quận 1 hiện nay (rộng khoảng 8 km²), bao bọc bởi sông Sài Gòn,Chính quyền thuộc địa Pháp tập trung tất cả những gì sang trọng, giàu có nhất mà họ có được ở diện tích 3 km² này, phần còn lại của Sài Gòn thì vẫn còn rất hoang sơ, đầm lầy ngổn ngang.
Theo Sơn Nam trong “Bến Nghé xưa” thì khi Chợ Bến Thành hoàn thành năm 1914, “trước mặt còn là ao vũng sình lầy. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp (…), còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn. Giữa Sài Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả to xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa, những xóm nhà ổ chuột; bầy bò,dê đi lang thang ăn cỏ”.
Khu Hòa Hưng (Quận 10 hiện nay) cho đến ngã tư Bảy Hiền hiện nay có vô số nghĩa trang, mồ mả. Khu Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ, Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3 hiện nay) toàn nhà lá nền đất xây dựng tạm bợ không theo quy hoạch nào. Khu Quận 4, Quận 7, khu Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho,… sát cạnh chợ Bến Thành đa số là nhà tranh vách lá tạm bợ.
Sau Thế Chiến thứ nhất, kiến trúc sư He’brerd được mời sang Đông Dương chỉnh lý lại các dự án quy hoạch Sài Gòn. Ông đề ra hướng phát triển công nghiệp và xuất khẩu cho Sài Gòn, điều chỉnh hệ thống kỹ thuật hạ tầng, củng cố thêm phố thị Khánh Hội và Nhà Bè. Nhưng kế hoạch bất thành do thiếu ngân sách.
ĐÔ THÀNH SAIGON:
Từ năm 1949, Sài Gòn đã là Thủ Đô của Quốc Gia Việt Nam. Đến năm 1955,Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại Miền Nam Việt Nam đã được chọn làm Thủ Đô với tên gọi chính thức "Đô Thành Sài Gòn" (lưu ý, cách viết thông dụng là "Saigon"). Chiến tranh Đông Dương tác động khiến việc di dân từ nông thôn lên thành thị tăng nhanh.
Thời điểm 1948 dân số đã lên đến 1,179 triệu người, đến năm 1949 thì dân số khu vực đã tăng lên 1.200.000.
Năm 1954 với hàng trăm nghìn người Bắc di cư vào Nam sau khi chia đội đất nước từ vĩ tuyến 17 thì dân số Sài Gòn leo cao, đạt 2.000.000.Dân di cư tập trung tại các khu vực như Xóm Mới – Gò Vấp, Bình An – Quận 8, và rải rác tại các quận khác.
Với Nghị định số 110-NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia lại thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.
Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại Miền Nam Việt Nam, là thành phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng Hòa.
Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việc Quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại Miền Nam Việt Nam nhiều công trình quân sự,cao ốc mọc lên.Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây được du nhập từ binh lính và sách báo Mỹ.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975
Khi Quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chiếm được Saigon thì Những: Viên chức, Binh Lính, Sĩ Quan, Tướng Lãnh của Việt Nam Cộng Hòa và những người cộng tác với Mỹ, một số đã vượt biênsố còn lại đều bị "chính quyền mới" bắt đi trình diện tập trung "học tập cải tạo".rất nhiều người dân ở Saigon cũng tìm cách vượt biển, vượt biên, số còn lại bị đưa đi vùng kinh tế mới"
Nền văn hóa, văn minh bị tàn lụi và cái tên "Saigon Hòn Ngọc Viễn Đông" đã bị lu mờ từ đây !
Add new comment