Tìm hiểu Reverse proxy với Traefik và Docker tích hợp tự động tạo SSL miễn phí
31st Mar 2022Trong bài viết lần trước với tựa đề Tổng quan về Traefik mình đã có cơ hội giới thiệu tới mọi người một thằng Reverse-proxy | Load-balancer có tên là Traefik. Lần đó mình đã đề cập, cấu hình thằng Traefik với docker chỉ bằng một vài config ngắn gọn. Bài viết lần này, chúng ta cũng thực hành coi nó đúng không ha. Chúng ta sẽ làm một bài thực hành nhỏ để bắt đầu với Traefik với các kiến thức cơ bản mình nghĩ là cần có như sau:
Chúng ta cùng bắt tay vào tạo một reverse-proxy tích hợp Let's Encrypt - Giúp tự động tạo chứng chỉ bảo mật SSL miễn phí cho https với Traefik nhé! Bài thực hành này được thực hiện trên môi trường Ubuntu, nếu bạn thực hiện trên mội trường khác gặp lỗi hay thử google trước rồi vào đây comment để nhận trợ giúp nhé.
First practice - Whoami
Đây là phần kiến thức cơ bản làm việc với Traefik nên bài viết này hướng tới các bạn đang bắt đầu tìm hiểu về nó.
Mục đích của bài thực hành lần này là để các bạn làm quen với Traefik. Biết vận dụng kiến thức về Traefik ở bài trước để tạo reverse-proxy cơ bản cho một web service của mình bằng Docker. Cấu hình để chạy được service whoami lên và cho nhận được response trả về khi truy cập vào tên miền. Ví dụ:
Hostname : 6e0030e67d6a IP : 127.0.0.1 IP : ::1 IP : 172.17.0.27 IP : fe80::42:acff:fe11:1b GET / HTTP/1.1 Host: 0.0.0.0:32769 User-Agent: curl/7.35.0 Accept: */*
Các bước thực hành
Chúng ta sẽ liệt kê ra các bước để tạo một reverse proxy nhé:
- Chuẩn bị các docker image cho service của bạn và image Traefik. Chúng ta sử dụng image containous/whoami - coi nó là web service của các bạn nha. Image này là một web service bình thường chạy ở port 80. Nó đơn giản chỉ là trả về thông tin của service đấy, IP client đang dùng để truy cập như kết quả mẫu ở bên trên. Nếu các bạn chạy service của bạn, hãy dockerize service đấy thành một image và thực hiện tương tự. Đó là cách mà bạn deploy một service lên production với docker.
- Cấu hình và chạy Traefik của bạn lên.
- Tiếp theo, chạy web service whoami và xem kết quả.
- Cấu hình sử dụng Let's Encrypt để Traefik tự động tạo chứng chỉ SSL miễn phí dùng cho https protocol.
Bắt đầu
Chuẩn bị docker image
Chúng ta sẽ pull các docker image cần cho bài thực hành này:
docker pull traefik:1.7 docker pull containous/whoami:latest
Các bạn nhớ là với image Traefik hay các image DBMS như Mysql, Postgres... bạn nên chỉ rõ một version các bạn sẽ dùng nhé. Vì khi các bạn deploy lên production mà sử dụng tag latest sẽ tiềm ẩn các sự cố không mong muốn vì nó sẽ pull bản image mới nhất về. Chẳng hạn như Traefik bản mới có thay đổi api config thì rất có thể service của bạn sẽ bị crash.
Cấu hình và chạy Traefik
Mở terminal lên, mình sẽ tạo một folder có tên là first-practice để chứa toàn bộ các file cấu hình cần thiết nha cho gọn nha.
mkdir first-practice cd first-practice
Mình sẽ tạo một file traefik.yml để chạy Traefik với docker-compose và khai báo Traefik service như sau:
version: '3.5' services: traefik: image: traefik:1.7 command: - --api - --docker - --docker.domain=traefik.local - --docker.exposedByDefault=false volumes: - /var/run/docker.sock:/var/run/docker.sock ports: - 80:80 - 443:443 - 8080:8080 networks: - reverse-proxy networks: reverse-proxy: name: reverse-proxy
Trong đó các command:
- --api để enable Web Dashboard UI của Traefik lên và xem các service đang chạy qua nó. Mặc định trang dashboard này expose tại port 8080.
- --docker để enable docker intergrate của Traefik. Giúp bạn chỉnh sửa các cấu hình của traefik ngay tại phần command
- --docker.exposedByDefault=false nếu false, các container trong stack của bạn không chứa label docker.enable=true sẽ bị Traefik bỏ qua. Mặc định, Traefik sẽ tạo reverse-proxy tới tất cả các container trong cùng stack của bạn do đó ta cần set false để chỉ enable traefik với những service ta cần.
Bây giờ, hãy chạy nó lên nhé:
docker-compose -f traefik.yml up -d
Tới đây bạn sẽ thấy traefik đang run tại port 80, 443, 8080. Khi bạn truy cập traefik.local:8080 (trỏ domain này về 0.0.0.0 nhé mọi người) sẽ thấy trang dashboard của traefik hiện ra.
Cấu hình chạy web service
Bước này, chúng ta đã chuẩn bị được service traefik. Tiếp tục tạo một web service whoami nha. Chúng ta tạo thêm một file whoami.yml để config docker-compose với nội dung sau:
version: '3.5' services: whoami: image: containous/whoami:latest networks: - reverse-proxy - whoami-network labels: - "traefik.enable=true" - "traefik.port=80" - "traefik.frontend.rule=Host:whoami.traefik.local" networks: reverse-proxy: external: true whoami-network: name: whoami
Trong đó:
- Chúng ta tương tác các cấu hình cho traefik thông qua các labels trong file whoami.yml của docker-compose. Mỗi labels là một string các bạn nhé.
- traefik.enable để bật traefik làm reverse-proxy cho service này.
- traefik.port để chỉ rõ cho traefik service này chạy ở port bao nhiêu. Có thể một service của bạn chạy ở port 8000, hãy thay 80 thành 8000. Mặc định không có label này, traefik sẽ sử dụng port 80.
- traefik.frontend.rule. Magic sẽ nằm ở nữa nè các bạn. Bài một mình có đề cập hai thành phần trong traefik là Frontend và Backend. Frontend sẽ chứa các role, modifier để tạo redirect các request tới các service backend tương ứng. Và chúng ta có một label tạo một rule đơn giản là gán web service này cho tên miền whoami.traefik.local. Để khi truy cập tới domain trên, web service sẽ hiện ra.
- Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm danh sách labels của docker tại đây.
Chạy service này lên:
docker-compose -f whoami.yml up
Bây giờ, bạn mở whoami.traefik.local trên trình duyệt sẽ thấy web service chạy và response về text hiển thị như mẫu:
Hostname : 6e0030e67d6a IP : 127.0.0.1 IP : ::1 IP : 172.17.0.27 IP : fe80::42:acff:fe11:1b GET / HTTP/1.1 Host: 0.0.0.0:32769 User-Agent: curl/7.35.0 Accept: */*
- Bạn có thể sử dụng thêm các modifier để kích hoạt traefik tới các path bạn muốn, ví dụ: traefik.frontend.rule=Host:whoami.traefik.local; PathPrefixStrip:/public Chạy dưới path /public.
- Bạn có thể scale service lên, traefik sẽ tự load-balacing tới các container theo cơ chế Round Robin.
docker-compose scale whoami=3
Khi truy cập web, bạn sẽ thấy hostname trong response trả về sẽ thay đổi. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về load-balancing với traefik trong bài khác nha.
Cấu hình Let's Encrypt và Traefik
Sau khi làm xong bước 3, web service của bạn đã được chạy lên, truy nhiên chưa có cấu hình nào để tự động tạo SSL miễn phí với Let's Encrypt. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện tiếp trong mục này.
- Tạo file config/traefik.toml để cấu hình traefik với SSL được thuận tiện hơn.
- Tạo file config/acme.json, file này để trống và đặt chmod có giá trị 0600, chứa các ssl key được sinh ra từ Let's Encrypt. Nội dung file này được tự động sinh ra từ traefik nên chú ý là để trống file này.
# Create acme.json for let's encrypt: touch config/acme.json chmod 600 config/acme.json # Create traefik config file: touch config/traefik.toml
Thêm nội dung vào file traefik như sau:
defaultEntryPoints = ["https","http"] [entryPoints] [entryPoints.http] address = ":80" [entryPoints.http.redirect] entryPoint = "https" [entryPoints.https] address = ":443" [entryPoints.https.tls] [acme] email = "[email protected]" storage = "acme.json" entryPoint = "https" onHostRule = true [acme.httpChallenge] entryPoint = "http"
Trong đó:
- Chúng ta tạo 2 entrypoint, một cho giao thức http (port 80), một cho https (port 443). Chú ý entryPoints.http.redirect thêm các chỉ định redirect tới https thay thế khi client truy cập bằng http.
- Thay email của bạn trong mục [acme], email này được dùng để đăng ký với Let's Encrypt. Mỗi domain-email sẽ có rate-limit trong tuần. Khi bạn tắt đi bật lại traefik nhiều lần tới mức bị limite thì sẽ không tạo lại được key vào file acme.json nữa. Nên cần giữ cẩn thận file acme.json nhé.
Sau khi tạo file config của Traefik, việc còn lại là mount nó vào trong container, sửa file traefik.yml rồi chạy lại docker-compose up cho traefik:
volumes: - /var/run/docker.sock:/var/run/docker.sock - ./config/traefik.toml:/traefik.toml - ./config/acme.json:/acme.json docker-compose -f traefik.yml up
Từ bây giờ, bạn truy cập vào domain whoami.traefik.local sẽ được chạy trên https, xanh nét căng. Tới đây cũng là kết thúc bài viết traefik và docker lần này. Mọi ý kiến thắc mắc hãy vui lòng tạo comment phía dưới cho mình nhé.
Add new comment