Biện pháp ứng phó với căng thẳng tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên

26th Dec 2019
nguoi dep va ao dai
Table of contents

Sự thay đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ với phương pháp dạy học theo hướng đổi mới tư duy độc lập sáng tạo và khởi nghiệp có sử dụng công nghệ cao… làm cho một số sinh viên (SV) Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) gặp khó khăn và có nguy cơ bị căng thẳng tâm lý (CTTL) trong hoạt động học. Khi SV gặp CTTL trong hoạt động học mà không có biện pháp ứng phó với nó thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả học tập và rèn luyện. Nghiên cứu nhằm làm rõ hiệu quả của biện pháp ứng phó với CTTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV hệ sư phạm Trường Đại học Ngoại ngữ.

Trường Đại học Ngoại ngữ

Bằng việc sử dụng một hệ thống phương pháp nghiên cứu, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp ứng phó với CTTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy SV gặp CTTL về mặt nhận thức và hành vi nặng hơn so với mặt sinh lý và cảm xúc; mức độ biểu hiện CTTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV nhóm thực nghiệm (TN) có sự giảm thiểu do ảnh hưởng của biện pháp tác động. Sự giảm thiểu mức độ biểu hiện CTTL trong hoạt động học ngoại ngữ ở SV nhóm TN nhiều hơn so với SV nhóm đối chứng (ĐC). Điều này cho phép khẳng định: Việc hướng dẫn SV điều chỉnh nhận thức của bản thân trong hoạt động học ngoại ngữ là biện pháp ứng phó phù hợp và có hiệu quả trong việc giảm thiểu mức độ biểu hiện CTTL trong hoạt động học ngoại ngữ của SV hệ sư phạm, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.

Nhà xuất bản
ĐHQGHN
Năm xuất bản
2019
Bạn thấy bài viết này như thế nào?
0 reactions

Add new comment

Image CAPTCHA
Enter the characters shown in the image.

Related Articles

Đổi mới chương trình môn thực hành tiếng của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp là một nhu cầu cấp bách. Đối tượng đầu vào có nhiều thay đổi do vậy cần xây dựng một chương trình phù hợp.