RESTful API là gì? Cách khởi tạo RESTful API

2nd Nov 2022
RESTful API là gì? Cách khởi tạo RESTful API
Table of contents

RESTful API là gì ?

RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế API cho các ứng dụng web (thiết kế Web services) để tiện cho việc quản lý các resource. Nó chú trọng vào tài nguyên hệ thống (tệp văn bản, ảnh, âm thanh, video, hoặc dữ liệu động…), bao gồm các trạng thái tài nguyên được định dạng và được truyền tải qua HTTP.

RestfullAPI

Chi tiết từng thành phần trong RESTful API

API (Application Programming Interface) là một tập các quy tắc và cơ chế mà theo đó, một ứng dụng hay một thành phần sẽ tương tác với một ứng dụng hay thành phần khác. API có thể trả về dữ liệu mà bạn cần cho ứng dụng của mình ở những kiểu dữ liệu phổ biến như JSON hay XML.

REST (REpresentational State Transfer) là một dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu, một kiểu kiến trúc để viết API. Nó sử dụng phương thức HTTP đơn giản để tạo cho giao tiếp giữa các máy. Vì vậy, thay vì sử dụng một URL cho việc xử lý một số thông tin người dùng, REST gửi một yêu cầu HTTP như GET, POST, DELETE, vv đến một URL để xử lý dữ liệu.

RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế các API cho các ứng dụng web để quản lý các resource. RESTful là một trong những kiểu thiết kế API được sử dụng phổ biến ngày nay để cho các ứng dụng (web, mobile…) khác nhau giao tiếp với nhau.

Chức năng quan trọng nhất của REST là quy định cách sử dụng các HTTP method (như GET, POST, PUT, DELETE…) và cách định dạng các URL cho ứng dụng web để quản các resource. RESTful không quy định logic code ứng dụng và không giới hạn bởi ngôn ngữ lập trình ứng dụng, bất kỳ ngôn ngữ hoặc framework nào cũng có thể sử dụng để thiết kế một RESTful API.

Status code

Khi chúng ta request một API nào đó thường thì sẽ có vài status code để nhận biết sau:

  • 200 OK – Trả về thành công cho những phương thức GET, PUT, PATCH hoặc DELETE.
  • 201 Created – Trả về khi một Resouce vừa được tạo thành công.
  • 204 No Content – Trả về khi Resource xoá thành công.
  • 304 Not Modified – Client có thể sử dụng dữ liệu cache.
  • 400 Bad Request – Request không hợp lệ
  • 401 Unauthorized – Request cần có auth.
  • 403 Forbidden – bị từ chối không cho phép.
  • 404 Not Found – Không tìm thấy resource từ URI
  • 405 Method Not Allowed – Phương thức không cho phép với user hiện tại.
  • 410 Gone – Resource không còn tồn tại, Version cũ đã không còn hỗ trợ.
  • 415 Unsupported Media Type – Không hỗ trợ kiểu Resource này.
  • 422 Unprocessable Entity – Dữ liệu không được xác thực
  • 429 Too Many Requests – Request bị từ chối do bị giới hạn

Khởi tạo API

php artisan make:controller PhotoController --resource

Cú pháp trên sẽ tạo cho chúng ta một Controller gồm 7 khung chức năng (function) tại app/Http/Controllers/PhotoController.php. Chúng ta chỉ cần viết logic code cho những chức năng này.

Verb URI Action Route Name
GET /photos index photos.index
GET /photos/create create photos.create
POST /photos store photos.store
GET /photos/{photo} show photos.show
GET /photos/{photo}/edit edit photos.edit
PUT/PATCH /photos/{photo} update photos.update
DELETE /photos/{photo} destroy photos.destroy

Mẹo! Resource Controller sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu bạn chỉ định cho Controller đó một Model. Để thấy nó hiệu quả ra sao, hãy tiếp tục đọc các phần phía dưới nhé, cú pháp khai báo model:

php artisan make:controller PhotoController --resource --model=Photo

Vậy là  mình đã giới thiệu xong cho các bạn về RESTful API  trong Laravel. Nếu có thắc mắc hay góp ý cho bài viết, các bạn hãy comment bên dưới để  mình hoàn thiện bài viết hơn nhé!

ết>
Bạn thấy bài viết này như thế nào?
1 reaction

Add new comment

Image CAPTCHA
Enter the characters shown in the image.

Related Articles

Danh sách này có 4 sản phẩm nên chưa cần phân trang, nếu số lượng sản phẩm lên đến vài chục sản phẩm

Hiện nay kiến trúc Microservices đang là chủ đề được cộng đồng Developer vô cùng quan tâm

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Eloquent trong Laravel với mối quan hệ nhiều - nhiều (many to many relationship)

Kiểm soát hợp lí truy cập nội dung trang web là yếu tố quyết định trong việc điều hành một máy chủ bảo mật.

Trong lập trình web, authorization (phân quyền) là chức năng vô cùng quan trọng và không thể thiếu