Ngôi chùa Wat Chedi Luang tại thành phố Chiang Mai - Thái Lan
22nd Mar 2019Chùa Wat Chedi Luang là báu vật Phật giáo nằm giữa thành phố Chiang Mai. Nổi tiếng với hình ảnh xác 3 vị sư ngồi thiên như còn sống.
Lịch sử hình thành của chùa Wat Chedi Luang
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1391 dưới triều vua Sean Muang Ma và mãi đến năm 1471 thì ngôi chùa này mới được hoàn thành bởi tranh chấp và chiến tranh giữa các vị vua. Lúc này khi Wat Chedi Luang được cai quản bởi vua Tilokarat người đã đưa đức phật Emerald Buddha về đây, và ngôi chùa này cũng là báu vật quan trọng của Vương Quốc Thái Lan lúc bấy giờ.
Chùa Wat Chedi Luang là một trong bốn ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất thành phố Chiang Mai. Được xây dựng từ những năm 1391 và hoàn thành vào năm 1475, tuy nhiên qua thời gian và sự tàn phá của thiên nhiên, ngôi chùa cao 80m và rộng 45m ngày ấy giờ chỉ còn lại một ít tàn tích, được chính quyền và nhân dân cố công xây dựng và bảo tồn để có được như ngày nay. Chưa nói tới cảnh quang xinh đẹp và sự độc đáo trong công trình kiến trúc chùa cổ, nơi đây thu hút người dân bởi hình ảnh của 3 vị sư đã tu đắc đạo tại chùa. Giờ đây, 3 vị ấy chỉ còn là những cái xác nhưng điều đặc biệt là các vị sư này đều ngồi trong tư thế thiền, da dẻ vẫn hồng hào, đôi mắt tinh anh như người còn sống, và các thớ thịt (kẽ các ngón tay và ngón chân) thì liền thành một mối.
Trước cổng chùa còn có một cây gôm rất to lớn.
Truyền thuyết kể rằng nếu cây đổ, ắt hẳn có một thảm hoạ khủng khiếp sẽ đến với người dân Lanna. Và đến ngày nay đối với nhân dân Chiang Mai và du khách du lich Thai lan thì cây gôm này vẫn còn mang trong mình sự linh thiêng và vị trí đặc biệt trong tín ngưỡng dành cho chùa Chedi Luang. Ngay cạnh cây gôm này là ngôi nhà nhỏ của thần gác cổng của thành phố Prueksa Thevada, vị thần thông thái, nhà hiền triết của xứ Lanna.
Vào tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm, tại chùa tổ chức lễ hội cầu mùa Inthakhin. Lễ hội kéo dài 7 ngày, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng màu mỡ và cuộc sống người dân được sung túc. Theo phong tục của người xưa, đây cũng là lễ hội bảo vệ đất nước Lanna khỏi chiến tranh, xung đột.
Xác của vị sư ngồi thiền y như người sống
Vào năm 1545, ngôi chùa bị hư hại nặng do một trận động đất, và kiến trúc của ngôi chùa chỉ còn lại một phần nguyên vẹn cho đến ngày nay. Người dân cùng chính phỉ đá góp sức trùng tu và phục dựng lại ngôi đền thờ cúng, và tạo lại cảnh quan để làm điểm tham quan cho du khách.
Trước khi bị hư hại ngôi chùa dài 80 met và rộng 45 met, tuy nhiên đến hiện tại bi thu hẹp lại khá nhiều.
Điểm nổi bật của Wat Chedi Luang
Nằm ở vùng ngoại ô của thành phố Chiang Mai, thuộc miền Bắc Thái Lan. Ngôi chùa Chedi Luang nằm trên điểm cắt giao của giao lộ Ratchadamnoen và Phrapopkhlao.
Bước chân vào ngôi chùa, du khách sẽ cảm nhận được sự cổ kính, cũ xưa bao phủ. Không gian yên tĩnh và thoáng đãng càng làm cho ngôi chùa trở nên linh thiêng hơn bao giờ hết.
Trước cổng chùa, hình ảnh cây cổ thụ cao lớn, hay còn gọi là cây Gôm là loại cây báo hiệu cho điềm lớn, mà theo như tương truyền để lại, nếu cây Gôm này gục ngã thì sẽ có thảm họa khủng khiếp ập đến người dân Lanna.
Bên cạnh cây Gôm là ngôi nhà của vị thần gác cửa, vị thần thông thái cũng là hiền triết của xứ Lanna.
Ngôi tháp chính của Wat Chedi Luang được phủ lớp cổ kính rêu phong, có phần đổ nát, được bao quanh bởi hào nước và lối đi 4 phía dẫn vào trong tháp. Ngôi chính điện bên cạnh tòa tháp được trang trí mang đậm màu sắc Phật giáo, thờ nhiều vị Phật cũng như hình ảnh của chùa Chiang Man hay ngôi chùa Suan Dok.
Có lẽ nhắc đến Wat Chedi Luang, không người dân Thái nào không biết đến nổi tiếng với hình ảnh xác của 3 vị sư trong tư thế ngồi thiền, vô cùng ung dung tự tại như vẫn đang còn sống với da dẻ hồng hào, đôi mắt sáng đang mở mà điều bí ẩn chưa thể lý giải được là cả 3 vị sư đều không sử dụng hóa chất ướp và giữ xác.
Du khách đến đây vừa tò mò và hiếu kỳ về hình ảnh này, tuy nhiên, Chedi Luang cũng là ngôi chùa linh thiêng, được người dân kháo nhau là nơi cầu gì được nấy.
Add new comment