Học Redux qua ví dụ MicroPost trong React dể hiểu

8th Oct 2022
Học Redux qua ví dụ MicroPost trong React dể hiểu
Table of contents

Khởi tạo Project

Khi đã cài đặt Node xong, các bạn có thể khởi tạo project bằng câu lệnh npm init -y và điền các thông số hoặc sử dụng create-react-app để có thể tạo nhanh 1 project, bằng lệnh sau:

npx create-react-app redux-demo

Chú ý rằng phiên bản npm của bản phải lớn hơn 5.2 thì mới sử dụng được npx

Sau khi chạy xong thì ta sẽ được 1 project có cấu trúc như sau:

Redux

Để run app, các bạn có thể sử dụng lệnh

npm run start

Phân tích ứng dụng

Mục tiêu trong bài ngày hôm nay của chúng ta đó là xây dựng 1 ứng dụng về Micropost. Đại loại là nó sẽ có những tính năng như là tạo mới 1 bài viết, và ta có thể chỉnh sửa và xóa bài viết đó, cũng không có gì to tát lắm nhỉ ?

Để có một cái nhìn tổng quát hơn về flow trong Redux thì các bạn hãy tạo trong thư mục src các folder là actions, reducers, components và containers nhé. Đến đây chắc sẽ có nhiều người thắc mắc là containers dùng để làm gì thì mình xin được giải thích 1 cách ngắn gọn là nó cũng tương tự như component nhưng khác ở chỗ Containers sẽ có nhiệm vụ thao tác với Store của App. Tức là nó có thể set state cũng như get state rồi sau đó sẽ truyền state xuống Component để render ra View.

Cùng bắt tay vào làm nào!

À quên, trước khi code mọi người hãy install thư viện Bootstrap vào nhé, để cho giao diện nó đẹp đẹp 1 tí ? bằng cách chạy dòng lệnh sau:

npm i --save-dev bootstrap

Actions

Rồi Ok, việc đầu tiên là ta cần làm là phải xem trong ví dụ này sẽ có những action gì? Đối với 1 ứng dụng kiểu như Micropost thì việc đầu tiên đó là người dùng phải tạo được bài viết. Vậy thì trong actions ta sẽ tạo 1 file index.js dùng để định nghĩa action createPost nhé:

import uuidv4 from 'uuid/v4';

// thư viện dùng để tự động render ra 1 chuỗi string dùng làm id

export const createPost = content => ({
   type: 'ADD_POST',
   payload: {
     id: uuidv4(),
     content,
   },
});

1 action thông thường sẽ gồm có type và payload, ở đây khi người dùng thêm 1 bài viết thì action createPost sẽ phải có content của bài viết đó và id do uuid tạo ra. Sau khi có action createPost rồi thì khi người dùng ấn vào sự kiện tạo bài viết trên view thì action createPost sẽ được dispatch đến reducer để xử lý. Như vậy thì bước tiếp theo ta sẽ phải tạo reducer để xử lý action này.

Reducers

Trong folder reducers ta tạo 1 file Post.js:

let posts = [];

export default function postReducer(state = posts, action) {
  switch (action.type) {
    case 'ADD_POST':
      return [...state, action.payload];
    default:
      return state;
  }
}

Đầu tiên, ta sẽ khởi tạo 1 state trong reducer dùng để lưu trữ tất cả các bài post của người dùng - đây chính là global state được lưu trong Store mà các bài viết về Redux thường hay nhắc tới. Để có thể xử lý được từng action một thì trong Reducer người ta sẽ dùng cú pháp switch case, tương ứng với các type trong action. Trong ví dụ này, ta đã định nghĩa type của action createPost là ADD_POST nên trong reducer ta cũng sẽ phải khai báo đúng chính xác type đó. Và để thêm bài post thì ta chỉ việc thêm data về bài viết là action.payload vào trong state đã khởi tạo ban đầu.

Để reducer có thể kết nối với Store thì ta cần phải combine tất cả các reducer lại. Các bạn tạo file index.js với nội dung như sau:

import { combineReducers } from 'redux';

import posts from './Post';

export default combineReducers({
  posts
});

Components

Bước tiếp theo, sau khi có action và reducer rồi thì tiếp theo chúng ta cần phải tạo ra 1 ô Text để cho người dùng nhập nội dung và 1 nút Submit để có thể post bài viết, vì đây là phần hiển thị giao diện nên các bạn sẽ phải tạo 1 file trong Components và đặt tên là NewPost.jsx nhé:

import React, { Component } from 'react';

class NewPost extends Component {
    constructor(props){
        super(props)
        this.state = { // Khởi tạo 1 state content dùng để lưu dữ liệu người dùng nhập vào
          content: '',
        };
    }
    handleInputChange(){
       this.setState({
          title: e.target.value // Thay đổi state khi người dùng nhập data vào textbox
       });
    };
    handleSubmit(){
       // implement later
    };
    render() {
        return (
          <div>
            <form onSubmit={ this.handleSubmit }> // Tạo form và gán cho sự kiện onSubmit 1 function là handleSubmit
              <div className="form-group">
                <input type="text" placeholder="Content" className="form-control"
                  onChange={ this.handleInputChange } value={ this.state.content } />
                // ô Input có value là giá trị của state đã khởi tạo ở trên 
                // gán function cho sự kiện onChange khi người dùng nhập data
              </div>
              <div className="form-group">
                <button type="submit" className="btn btn-primary">Add Post</button>
              </div>
            </form>
          </div>
        );
     }
  }

Theo như luồng hoạt động trong Redux mà chúng ta đang áp dụng thì khi người dùng click vào nút Submit thì sẽ action createPost sẽ được sinh ra và dispatch đến reducer mà ta đã định nghĩa như ở trên. Vậy làm thế nào để hàm handleSubmit có thể làm được việc đó?Chúng ta sẽ cùng nhau xử lý điều này trong Container!

Containers

Trong Redux để giải quyết được vấn đề bên trên thì nó có cung cấp cho chúng ta 1 hàm gọi là mapDispatchToProps. Đại loại là thằng này nó sẽ map cái việc dispatch action đến reducer bằng props quen thuộc mà ta vẫn hay thường dùng React. Trong folder Containers các bạn tạo 1 file đặt tên là createPost.js

import { connect } from 'react-redux';
import { createPost } from '../actions';
import NewPost from '../components/NewPost';

const mapDispatchToProps = dispatch => ({
  dispatch,
  onAddPost: post => dispatch(createPost(post)),
});

export default connect(
  null,
  mapDispatchToProps
)(NewPost);

Container thực chất là những component giao tiếp với Redux thông qua connect() của react-redux. Hàm connect() sẽ có nhiệm vụ là kết nối mapDispatchToProps và mapStateToProps (trong đây mình không dùng mapStateToProps nên để giá trị là null nhé) tới Component mà ta chỉ định, ở ví dụ này là component được connect đó là NewPost. Và nhờ có mapDispatchToProps nên ta đã map được việc dispatch action createPost đến với props onAddPost. Điều này đồng nghĩa với việc là bạn đã có thể sử dụng thoải mái props onAddPost ở component NewPost rồi đó, ta tiến hành update hàm handleSubmit như sau:

handleSubmit(e){
    e.preventDefault();
    const { title } = this.state
    if (title) {
      this.props.onAddPost(title);
      this.setState({
        title: '',
      });
    }
  };

Như vậy là ta đã hoàn thành xong việc tạo mới 1 bài viết, việc tiếp theo đó là hiển thị nội dung của bài viết đó ra màn hình. Quay trở lên phần reducer 1 chút thì trong reducer ta đã lưu data của tất cả các bài viết vào trong 1 state đó là posts. Mà đây là global state nên nhiệm vụ của ta rất đơn giản chỉ là lấy nó ra vào in kết quả là xong. Để lấy ra được state trong reducer thì ta sẽ sử dụng hàm mapStateToProps. Thằng này thì nhiệm vụ của nó cũng tương tự mapDispatchToProps chỉ khác ở chỗ thay vì map dispatch thì nó sẽ map state trong reducer. Ta tiếp tục tạo 1 file mới trong Containers để xử lý thằng này nhé, tên là PostList.js

import React from 'react';
import { connect } from 'react-redux';
import Posts from '../components/Posts';

function PostList(newPosts) {
 return (
   <div>
     {newPosts.map(post => {
       return (
         <Posts post={ post } key={ post.id } />
       );
     })}
   </div>
 );
}
function mapStateToProps(state){
 return {
   newPosts: state.posts
 };
};

export default connect(
 mapStateToProps,
 null,
)(PostList);

Vì là phần hiển thị view nên trong Components các bạn cũng cần phải thêm 1 file mới để xử lý nhé:

// Posts.jsx
import React, {Component} from 'react';

export default class Posts extends Component{
  render(){
    let { post } = this.props
    return(
      <div>
        <h2>{ post.title }</h2>
        <button className="btn btn-danger" type="button">
          Remove
        </button>
        <hr/>
      </div>
    )
  }
}

Connect Reducer to Store

Đến đây thì coi như các bạn đã hoàn thành được đến 90% công việc rồi. Tuy nhiên để app chạy được thì mọi người cần phải kết nối Reducer với Store nữa, chúng ta sẽ làm việc này trong file index.js thông qua hàm createSotre:

// Index.js
import React from 'react';
import ReactDOM from 'react-dom';
import { createStore } from 'redux';
import { Provider } from 'react-redux';
import App from './App';
import rootReducer from './reducers';
import registerServiceWorker from './registerServiceWorker';

const store = createStore(rootReducer);

ReactDOM.render(
  <Provider store={store}>
    <App />
  </Provider>, document.getElementById('root'));

registerServiceWorker();
Thêm 1 chút giao diện cho phần hiển thị

// App.js
import React, { Component } from 'react';
import CreatePost from './containers/CreatePost';
import PostList from './containers/PostList';
import '../node_modules/bootstrap/dist/css/bootstrap.min.css';

const stylesApp = {
  marginTop: 40;
}

export default class App extends Component {
  render() {
    return (
      <div className="container">
        <div className="row" style={ stylesApp }>
          <div className="col-md-6">
            <CreatePost />
          </div>
          <div className="col-md-6">
            <PostList />
          </div>
        </div>
      </div>
    );
  }
}

-> Kết quả: 

Redux

Kết luận

Trên đây mình đã hướng dẫn các bạn làm 1 app demo nho nhỏ về Redux trong React, hy vọng nó sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được các luồng hoạt động trong Redux. Để có thể nắm rõ hơn thì các bạn có thể tiếp tục thực hành bằng cách thêm 1 số chức năng như là edit, delete post, thực sự thì mình nghĩ cũng không khó lắm đâu ?

Bạn thấy bài viết này như thế nào?
0 reactions
Tags
Attach

Add new comment

Image CAPTCHA
Enter the characters shown in the image.

Related Articles

Props là các biến, data được truyền từ component cha và có thể truy cập được ở cả các component con.

Để dễ làm việc, quản lý các chức năng file javascript, chúng ta thường tách các phần riêng biệt ra riêng từng file khác

Classes là một dạng function đặc biệt, thay vì sử dụng từ function thì chúng ta sử dụng class và thuộc tính được gán bên trong phương thức constructor().

Destructuring (phá vỡ cấu trúc) cho phép chúng ta dễ dàng sử dụng các giá trị phần tử của Array hoặc Object.