Doanh nghiệp xây dựng nhà lạc quan với tình hình sản xuất quý 1/2019
6th Jan 2019Dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh quý 1/2019, có đến 60,4% doanh nghiệp xây dựng nhà các loại đánh giá ổn định và thuận lợi hơn...
Trong quý 4/2018, cũng có 64,7% doanh nghiệp xây dựng nhà các loại đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh giữ ổn định và thuận lợi hơn.
Trong khi đó, tỷ lệ này của doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 60,1% và doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng là 57,8%.
Theo kết quả mới nhất từ cuộc điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh hàng quý ngành xây dựng của Tổng cục Thống kê, trong quý 4/2018 có 65% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh giữ ổn định và thuận lợi hơn so với quý 3/2018. Nhưng vẫn có 34,5% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.
Dự báo về quý 1/2019, có 59,6% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh giữ ổn định và thuận lợi hơn; 37,5% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.
Theo hình thức sở hữu, khu vực doanh nghiệp nhà nước có 57% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý 4/2018 giữ ổn định và thuận lợi hơn; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 65,4% và khu vực doanh nghiệp FDI có 62,9%.
Dự báo quý 1/2019 so với quý 4/2018, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước khả quan nhất với 59,8% doanh nghiệp đánh giá ổn định và thuận lợi hơn. Tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp nhà nước là 57%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (khu vực doanh nghiệp FDI) là 58,9%.
Chỉ số cân bằng về tình hình sản xuất kinh doanh ngành xây dựng. Nguồn: Tổng cục Thống kê
Theo ngành hoạt động, các doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh khả quan hơn trong quý 4/2018, với 67,2% doanh nghiệp đánh giá giữ ổn định và thuận lợi hơn.
Doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 64,7%, doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng là 62,4%.
Dự báo về quý 1/2019, các doanh nghiệp xây dựng nhà các loại khả quan nhất với 60,4% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh giữ ổn định và thuận lợi hơn.
Tỷ lệ này của doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 60,1% và doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng là 57,8%.
Về chi phí sản xuất kinh doanh, có 46,8% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm xây dựng quý 4/2018 so với quý 3/2018 giữ ổn định và giảm. Có 53,2% doanh nghiệp đánh giá tổng chi phí sản xuất tăng.
Dự báo quý 1/2019, có 50,8% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất giữ ổn định và giảm; 49,2% doanh nghiệp đánh giá tổng chi phí sản xuất tăng.
Theo hình thức sở hữu, khu vực doanh nghiệp nhà nước có 37,4% doanh nghiệp đánh giá tổng chi phí sản xuất quý 4/2018 giữ ổn định và giảm, có 62,6% doanh nghiệp đánh giá tăng. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 46% doanh nghiệp đánh giá tổng chi phí sản xuất giữ ổn định và giảm, có 54% doanh nghiệp đánh giá tăng.
Riêng khu vực doanh nghiệp FDI khả quan nhất với 56,5% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất giữ ổn định và giảm, có 43,5% doanh nghiệp đánh giá tăng.
Dự báo chi phí sản xuất kinh doanh quý 1/2019, khu vực doanh nghiệp FDI đánh giá khả quan hơn với 60,3% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và giảm. Tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 49,8% và khu vực doanh nghiệp nhà nước là 48,4%.
Chỉ số cân bằng về xu hướng sử dụng các yếu tố đầu vào. Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đối với chi phí nguyên, vật liệu, trong quý 4/2018, tỷ lệ chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp trên một đơn vị sản phẩm xây dựng chiếm 47,7% trong tổng chi phí sản xuất, tăng so với con số 44,5% của quý 3/2018.
Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng tăng trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp FDI có xu hướng giảm.
Cụ thể, tỷ lệ chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp trên một đơn vị sản phẩm xây dựng trong tổng chi phí sản xuất quý 4/2018 của khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 42,2%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 51,2%; khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 27,0%.
Dự báo quý 1/2019
Dự báo quý 1/2019, có 50,7% doanh nghiệp nhận định chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp giữ ổn định và giảm; có 49,3% doanh nghiệp nhận định chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp tăng.
Theo hình thức sở hữu, có sự khác biệt đáng kể trong việc sử dụng chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ở các khu vực. Quý 4/2018, khu vực doanh nghiệp nhà nước có 39,4% doanh nghiệp nhận định chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp giữ ổn định hoặc giảm; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 45,7% và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài là 57,8%.
Dự báo quý 1/2019, việc sử dụng chi phi nguyên, vật liệu trực tiếp được đánh giá khả quan hơn ở cả 3 khu vực doanh nghiệp.
Cụ thể, khu vực doanh nghiệp nhà nước với 50,5% doanh nghiệp nhận định chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp giữ ổn định và giảm; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 49,5% và khu vực doanh nghiệp FDI là 62,3%.
Add new comment